Phần lớn các dòng xe trên thị trường hiện nay sử dụng xăm đi kèm với lốp xe. Nó mang lại những sự thuận lợi cho người dùng trong quá trình di chuyển, tuy nhiên khi lốp bị hư hoặc vì một vài lí do phải thay mới thường sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là ở những dòng xe lớn, xe hạng nặng. Từ đây mà máy ra vào lốp được ra đời giúp hỗ trợ tối đa quá trình sửa chữa thay thế lốp xe. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dòng sản phẩm máy tháo vỏ xe này qua bài viết dưới đây.
Máy ra vào lốp là gì?
Máy ra vào lốp là một trong những những loại máy công nghiệp trong ngành sửa chữa xe. Máy có được tích hợp nhiều tính năng khác nhau cùng nhiều tên gọi khác nhau như: máy ra vào vỏ, máy cạy vỏ xe, máy tháo vỏ lốp,… Với những dòng xe đạp các bạn có thể tháo lốp xe bằng tay, tuy nhiên với các dòng xe lớn hơn như xe máy, ô tô, xe tải hay xe du dịch,... thì bắt buộc người thọ cần sử dụng đến máy tháo vỏ xe.
Máy ra vào lốp là thiết bị không thể thiếu trong đời sống hiện nay.
Máy có chức năng chính là trợ giúp việc tháo, lắp sửa chữa lốp trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Không chỉ vậy khi chúng ta sử dụng loại máy này sẽ không làm hư hại tới các bộ phận khác của bánh xe (mâm, vành lốp xe…).
Chức năng của máy ra vào lốp
Do được trang bị hệ thống điều khiển đa chức năng nên máy ra vào lốp được coi là thiết bị hoàn hảo để tiến hành công việc mở và sửa chữa lốp xe hiệu quả nhất là những loại lốp thành mỏng và lốp chống xịt của xe ô tô du lịch thì lại càng cần sử dụng thiết bị này.
So với cách làm dùng sức của cơ tay để mở và sửa lốp của nhiều thợ sửa xe thì sử dụng máy ra vào lốp chính là phương pháo lý tưởng giúp công việc được tiến hành nhanh hơn, tốn ít thời gian và hiệu quả chính xác cao hơn. Hẳn là vì thế mà khi cần sửa và thay lốp mới, các khách hàng thường tìm đến những cửa hàng có trang bị máy ra vào lốp dù chi phí đắt đỏ hơn nhưng bù lại sẽ an toàn hơn là tiến hành thay, sửa lốp xe ở những cửa hàng sửa xe nhỏ lẻ, không có thiết bị chuyên nghiệp đó.
Do đó, để giữ chân khách hàng và tăng lượng khách tìm đến, các tiệm sửa xe quy mô lớn nhỏ khác nhau đều cần thiết sắm thêm máy ra vào lốp để làm việc hiệu quả hơn và có được nguồn khách hàng ổn định hơn.
Cấu tạo của máy ra vào lốp
Máy ra vào lốp có cấu tạo bao gồm 5 bộ phận chính đó là: Bộ phận tách mép lốp, mâm xoay, mỏ vịt, bàn đạp và ống khí.
Bộ phận tách mép lốp: Vị trí của bộ phận này nằm ở bên phải của máy, được điều khiển bằng bàn đạp nằm ở phía bên dưới của máy. Bộ phận này có công dụng tách mép lốp ra khỏi vành xe. Khi sử dụng người thợ phải điều chỉnh bằng tay sao cho máy tách mép lốp tiếp xúc với mép lốp đồng thời cách mép trong của vành một khoảng.
Mâm xoay: Sau bước tiến hành tách mép lốp khỏi vành xe, lốp xe sẽ được đặt trên mâm xoay theo chiều ngang. Song song với đó bàn đạp phía dưới máy sẽ kích hoạt các kẹp, tiến thành kẹp lốp từ phía trong của lơ via hay từ phía bên ngoài của bánh. Lúc này các chấu kẹp sẽ đóng vai trò giữ chặt đồng thời cố định bánh xe trong lúc tách lốp. Mâm xoay được điều khiển quay theo hai cách là theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại (mâm xoay được điều khiển quay theo chiều nào là tùy thuộc vào cách sử dụng bàn đạp).
Cấu tạo đơn giản, dễ dàng tháo lắp.
Mỏ vịt: Mỏ vịt được làm từ kim loại hoặc nhựa cứng. Mỏ vịt có nhiệm vụ hỗ trợ tách lốp xe ra khỏi vành xe. Khi lốp xe đã được cố định chặt, mỏ vịt sẽ được gắn vào bên phải của vành bánh xe. Đồng thời bàn xoay sẽ được điều khiển quay theo chiều kim đồng hồ với mục đích tách rời lốp ra khỏi vành xe.
Bàn đạp: Vị trí của bàn đạp luôn nằm phía bên dưới của thân máy. Mọi hoạt động của bàn đạp đều ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiến hành tháo lắp lốp xe. Thông thường một máy ra vào lốp sẽ có 3 đến 4 bàn đạp, mỗi bàn đạp này sẽ có nhiệm vụ điều khiển một bộ phận.
Ống khí: Chúng ta thông qua bàn đạp để điều khiển ống khí bơm căng lốp sau khi lốp được tiến hành lắp vào thành la zăng. Ống khí còn có chức năng giúp máy đo áp lực khí của lốp.
Các loại máy ra vào lốp
Trên thị trường hiện nay được chia làm 3 loại dựa trên số đo đường kính mâm xoay (mâm kẹp) như sau:
- Máy tháo lốp xe máy, xe đạp điện: Là loại máy có đường kính của mâm kẹp bánh xe có kích thước nhỏ thường rơi vào khoảng 6-21 inch. Máy này được trang bị kèm theo 2 mỏ vịt một loại nhỏ một loại to. Mỏ vịt được làm từ nguyên liệu là thép hợp kim. Mỏ vịt nhỏ dùng để tiến hành tháo lốp xe đạp điện, xe tay ga. Mỏ vịt to được sử dụng để tháo xe ô tô con.
- Máy ra vào lốp ô tô: Loại này có mâm kẹp rơi vào khoảng 10-24inch, dược trang bị kèm theo xi-lanh nén khí lớn.
- Máy tháo lắp lốp xe tải: Các loại máy này dành cho các lốp có cỡ 1200mm, 1300mm. Đặc biệt có một số máy cỡ có kích cỡ khủng có mâm kẹp lên tới 56 inch máy sẽ không sử dụng cơ cấu khí nén nữa, thay vào đó là máy sẽ sử dụng cơ cấu thủy lực.
Máy tháo lốp xe máy
Cách sử dụng máy cạy vỏ xe an toàn và hiệu quả
Trong quá trình sử dụng máy để làm việc chúng ta cần chú ý một số điểm như sau:
- Luôn kiểm tra kỹ lưỡng máy nén khí cũng như dây dẫn khí nén trước khi sử dụng máy.
- Trong quá trình sử dụng máy tuyệt đối không đặt chân ở vị trí giữa mặt ép và miếng đệm cao su. Đồng thời không để chân lên bàn đạp.
- Khi máy đang hoạt động tuyệt đối không động vào vị trí đầu tháo.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra cũng như bảo dưỡng máy móc lốp để tránh gặp phải những sự cố không may xảy ra trong khi sử dụng máy. Việc làm này cũng góp phần làm tăng tuổi thọ của máy.
- Ngoài ra, vị trí đặt máy cần phải đảm bảo thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt. Không gian đặt máy phải đảm bảo đủ rộng để thuận tiện cho quá trình làm việc.
Cách chọn mua máy ra vào lốp xe tốt nhất
Bất kỳ nơi nào kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa xe cũng đều cần trang bị tối thiểu một chiếc máy tháo lốp xe. Nắm bắt được nhu cầu này nên ngày càng có nhiều các thương hiệu sản xuất ra đời.
Máy tháo lốp xe bằng tay thường mất sức nhiều hơn.
Việc chọn lựa mua một chiếc máy cạy vỏ xe tay ga, ô tô cũng trở thành một vấn đề nan giải. Sau đây là một số tiêu chí để chọn lựa máy tháo vỏ xe để các bạn tham khảo.
Lựa chọn theo chế độ bảo hành
Khi chúng ta chọn mua bất kì một sản phẩm gì thì một chế độ bảo hành rõ ràng là một yếu tố hết sức quan trọng. Bởi các sản có thời gian bảo hành dài từ nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm theo đó càng tốt. Chính vì vậy khí mua máy ra vào lốp ô tô, xe tải, xe máy… chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến chính sách bảo hành để khi không may gặp phải sự cố không may muốn về sản phẩm các bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ nhà sản xuất.
Dựa vào mục đích sử dụng
Trước tiên chúng ta cần xác minh được mục đích sử dụng bởi mỗi một loại máy tháo lắp lốp sẽ tương ứng với một nhu cầu sử dụng khác nhau. Có máy ra vào lốp không săm (máy tháo vỏ không ruột) dành cho các loại lốp không ruột, máy tháo lắp lốp ô tải, du lịch khác với máy tháo lắp lốp cho ô tô con, máy dùng để tháo lắp lốp xe máy cũng khác. Đồng thời mức giá của nỗi loại làm lốp này cũng khác nhau.
Tùy vào công suất, mục đích sử dụng mà nên chọn mát thích hợp.
Lựa chọn dựa trên chi tiết thông số sản phẩm
Khi xác định định được loại máy ra vào lốp phù hợp với mục đích sử dụng chúng ta cần tìm hiểu kỹ về thông tin của sản phẩm như: Thông số kỹ thuật, thương hiệu sản xuất, công suất làm việc… cụ thể như sau:
Kiểm tra kích cỡ của mâm xoay
Các loại xe khác nhau thì sẽ có kích cỡ lốp xe khác nhau. Chính vì vậy kích cỡ của mâm xoay cũng có nhiều loại. Kích cỡ mâm xoay dùng cho các dòng xe tải, xe du lịch, xe buýt lớn hơn so với kích cỡ mâm xoay dành cho xe ô tô con. Tương tự như vậy kích cỡ mâm xoay dành cho xe máy sẽ khác. Đặc biệt đối với các dòng xe lớn thì các bạn phải chú ý tới cả khoảng cách giữa tâm mâm và cột.
Kiểm tra khả năng kẹp la zăng phía trong và phía ngoài của máy
Khi chúng ta chọn máy tháo lắp lốp ngoài mâm xoay chúng ta còn cần chú ý tới đường kính của lốp xe cũng như khả năng kẹp la zăng của máy.
Kiểm tra các phụ kiện được kèm theo máy
Hiện nay đa số các loại máy cạy vỏ đều được tặng kèm theo các loại phụ kiện chuyên dụng với mục đích là làm tăng thêm sự linh động cũng như các tính năng trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy các bạn đừng quên kiểm tra xem máy có được tặng kèm theo phụ kiện không nhé!
Khi có nhu cầu chọn mua hay bất kỳ thắc mắc về sản phẩm này xin vui lòng liên hệ tới số hotline 0972 882 886 - 091.718.6669 để được tư vấn giải đáp nhanh chóng, miễn phí.